5 loại Chè (sưu tầm)

1. Chè bánh lọt

Nguyên liệu nấu chè bánh lọt đậu xanh:
Bột gạo: 300 gr
Bột năng: 70 gr
Đậu xanh cà vỏ: 100 gr
Lá dứa (bạn có thể dùng màu thực phẩm hay lá dứa tươi đều được, với lá dứa tươi bạn rửa sạch cắt khúc và cho vào máy xay để xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước).
Dừa nạo: 300 gr
Đường cát: 300 gr
Chút ít muối.

Thực hiện:
Với lượng bột trên bạn cho 3 chén nước vào (nếu bạn sử dụng lá dứa tươi thì tính luôn lượng nước lá dứa cũng là 3 chén nhé), khuấy đều cho bột tan hết, sau đó lọc qua rây để loại bỏ những phần lợn cợn.
Cho bột vào nồi và bắt lên bếp, cho lửa riu riu, khuấy đều tay để bột chín, khi bột đã chín thì tắt lửa, để cho nguội bớt.
Bạn chuẩn bị thau lớn và cho vào đó ít nước đá, một cái rổ có lổ bằng cây đũa hay khuôn bánh lọt đều được, để lên trên thau. Sau đó cho bột vào, dùng muỗng ép bánh xuống thau nước đá.
Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dão.
Đậu xanh cà vỏ ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng, cho đậu xanh vào nồi, cho nước dão vào chung sao cho xâm xấp với đậu là được, cho vào đó ít muối để đậu ngon hơn, bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ, nước trong nồi cạn xuống cũng là lúc đậu xanh chín mềm, tắt lửa mở nắp cho đậu xanh nguội.
Khi đậu xanh nguội, dùng muỗng hay đũa đánh đậu xanh cho nhừ, để riêng.
Cho 300 gr đường với 30 ml nước lọc, đun cho đường tan hết, để nguội.
Khi ăn bạn cho ít bánh lọt vào ly, kế đến cho đậu xanh, cho nước đường và nước cốt dừa lên trên. Bạn cũng có thể sử dụng ít đá bào nếu thích.

2. Chè trái cây

Cách nấu chè hoa quả ngon

Bước 1: Ngâm bột jery cho nở rồi bỏ vào nồi nước đường đang sôi. Cho rau câu vào khuôn và nhỏ thêm 1 giọt màu thực phẩm (màu xanh) để rau câu thêm đẹp mắt, sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

Bước 2: Sau khi rửa sạch các loại quả thì gọt vỏ, xắt thành miếng vừa ăn rồi cho vào bát nước muối. Làm như thế thì hoa quả sẽ bớt bị thâm khi để lâu ngoài không khí nhé.

Bạn có thể xắt giống như mình cũng được: Xắt dâu tây làm 4, dưa lưới, đu đủ và kiwi thì cắt vuông, nho để nguyên quả.

Bước 3: Đun sữa nhỏ lửa rồi bỏ thêm đường, quấy tan và khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn thì tắt lửa. Có thể để nguội hoặc cho vào ngăn lạnh.
Lấy rau câu ra khỏi khay rồi dùng dao có hình răng cưa thái ra thành những sợi dài đẹp mắt.
Đem đá bào ra cho vào giữa bát, sau đó xếp các loại trái cây và rau câu lên trên.

Bước 4: Đổ sữa tươi vừa đun ban nãy vào bát trái cây và rưới sữa đặc lên trên. Trộn đều hỗn hợp và thưởng thức bạn nghen.

Chỉ với bốn bước đơn giản thôi, bạn đã mang đến một chút vị tươi mát cho gia đình vào những ngày oi bức rồi đấy. Nếu bạn ưa thích cách nấu chè hoa quả trân châu, bạn có thể mua một ít trân châu tại các cửa hàng hay có thể tự làm để ăn nhé. Chúc các bạn và gia đình ngon miệng!

3. Chè rau câu chân vịt

Nguyên liệu chuẩn bị:
– 200 gram rau câu chân vịt khô
– 1 trái chanh
– Đường phèn (có thể dùng đường phổi, đường cát vàng, hoặc đường trắng)
– Một ít gừng

Hướng dẫn nấu chè rau câu chân vit
Cách chế biến rau câu chân vịt:

· Bước 1:
– Ngâm rau câu chân vịt khô vào nước từ 1 giờ trở lên, cũng có thể để qua đêm (lượng nước nhiều ít tùy thích)
– Lúc ngâm cắt quả chanh nặn vào nước mục đích là để chanh khử mùi tanh đặc trưng trong rau câu chân vịt. Chú ý nếu khi ngâm lượng nước nhiều thì nặn chanh nhiều, ngâm ít thì lượng chanh nặn vào ít.

· Bước 2:
– Cho rau câu đã ngâm nở ra và làm sạch sỏi đá, san hô thì tiến hành nấu.
– Cho rau câu vào nồi đổ lượng nước xấp xấp rau câu, không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu đổ nước quá ít rau câu sẽ rất cứng, nếu đổ nước quá nhiều rau câu sẽ không đông.


· Bước 3:
– Sau khi đã đổ nước xong cho lên bếp nấu với lượng lửa vài phải cho đến khi sôi thì hạ lửa, khuẩy đều cho rau câu tan ra.
– Thời gian từ khi sôi đến khi kết thúc là khoảng 5 phút, đừng để sôi quá lâu rau câu tan ra hết sẽ không ngon.
– Sau khi sôi khoảng 5 phút các bạn tiến hành cho đường phèn và gừng đã thái sợi vào rồi tắt bếp.
– Cho vào chén để nguội rau câu sẽ tự đông lại. Có thể dùng ngay hoặc bỏ tủ lạnh dùng dần.

· Mẹo:
– Tùy theo sở thích của các bạn mà đổ nước nhiều ít khi nấu. Và nhớ cho gừng vào thì nó mới tạo ra hương vị đặc trưng quê hương
– Nên nấu với đường phèn thì rau câu ăn có vị ngọt nhẹ rất ngon, nếu không có đường phèn sử dụng đường cát vàng cũng được.
– Nếu sử dụng rau câu chân vịt khô thì nên ngâm trong thời gian tương đối lâu, và nhớ rữa, lọc bỏ sỏi đá thật kỹ, nếu không khi nấu sỏi đá sẽ đọng ở dưới nồi và khi cho vào chén nhớ bỏ lớp mõng dưới đáy nồi (tránh sỏi đá sót lại).

4. Chè xoài trân châu

4 quả xoài
– 50 gr trân châu khô
– Bột cốt dừa (hoặc có thể dùng nước cốt dừa hoặc sữa thay thế)

Bước 1:
Ngâm trân châu khô trong nước lạnh khoảng 1 tiếng. Khi nước sôi, cho trân châu vào đun.
Nước sôi thì bạn giảm nhiệt, đun trân châu liu riu cho đến khi trân châu nở trong là được.

Lưu ý là trong quá trình đun thì nhớ khuấy thường xuyên để trân châu không dính vào nhau, thêm nước nếu cần.
Khi trân châu chín thì vớt ra xả nước lạnh rồi tráng lại bằng nước lọc, hoặc ngâm trân châu vào nước cũng được.

Bước 2:
Xoài gọt vỏ, dùng dụng cụ múc tròn để múc từng viên xoài tròn như quả bóng. Nếu không có dụng cụ, bạn cắt xoài thành miếng vuông nhỏ cũng được. Cho phần xoài này vào ngăn mát tủ lạnh. Phần xoài còn lại cho vào máy xay, xay nhuyễn.

Bước 3:
Đun sôi nước cốt dừa cùng nước lọc với tỉ lệ 2:1 rồi thả trân châu vào, nêm với đường cho vừa ăn, chờ sôi lại rồi tắt bếp. Trút phần xoài xay nhuyễn vào, quấy đều. Cuối cùng đem trộn hỗn hợp xoài và trân châu với phần xoài xắt nhỏ ban đầu, nêm lại cho vừa miệng là món chè xoài trân châu đã hoàn thành rồi!

Món chè xoài trân châu này ăn lạnh rất ngon, bạn có thể cho chè vào tủ lạnh một lúc cho mát rồi ăn. Nếu muốn ăn ngay thì thêm đá nhé! Nhưng nếu ăn kiểu này thì khi nấu cần cho độ ngọt đậm và hỗn hợp cũng đặc hơn một chút để khi đá tan ăn là vừa.

Vị xoài ngọt thơm quyện trong vị béo ngậy của nước cốt dừa mát lạnh. Từng viên xoài nhỏ hòa lẫn trong xoài xay nhuyễn mang đến cảm giác rất thú vị khi thưởng thức.

5. Chè trái dừa

Nguyên liệu:
cho 6 bát
+ 300 gr bột năng (nếu có bột lọc tươi là tốt nhất).
+ 200 ml nước
+ 1/2 thìa cà phê muối
+ 60 gr cùi dừa để thái làm nhân
+ Nước sôi già (có thế cần dùng đến)
+ 1l nước
+ 20 gr cùi dừa nạo
+ 150 gr đường
+ 3 nhánh lá nếp Cách nấu chè bột lọc

1 Cùi dừa thái hạt lựu.
2 Trong một cái nồi nhỏ, cho 1/2 lượng bột năng, 1/4 thìa cà phê muối vào cùng 200ml nước, quậy cho tan. Bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Dùng thìa gỗ quậy liên tục đến khi bột ở dạng nửa sống nửa chín.
3 Vét bột ra mâm, nhào cùng với số bột khô còn lại thành hỗn hợp dẻo mịn. Nếu thấy bột quá khô, thêm từ từ nước sôi già vào tiếp tục nhào đến khi bột không dính tay.
4 Ngắt từng miếng bột nhỏ, đặt viên dừa vào giữa, vê tròn.
5 Bắc nồi lên bếp, cho 1l nước vào đun sôi cùng đường, 1/4 thìa cà phê muối, lá nếp, dừa nạo. Thả viên bột bọc dừa vào nồi, giữ bếp lửa to, luộc đến khi thấy viên bột nổi hết lên, đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.
6 Để nguội, khi ăn thêm đá bào. Bạn cũng có thể thay đổi một chút ở nhân để làm món chè bột lọc bọc thịt quay thơm ngậy nữa nhé.

One thought on “5 loại Chè (sưu tầm)

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert